Tại các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, và Hải Phòng các tòa nhà, khu nhà chung cư cao tầng xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều. Để các tòa nhà, chung cư này vận hành hiệu quả, an toàn và thông suốt, cần phải có ban quản lý tòa nhà đảm nhiệm. Cùng tìm hiểu các mô hình quản lý tòa nhà hiện nay qua bài viết dưới đây.
Những mô hình quản lý tòa nhà đang được áp dụng tại Việt Nam:
1. Mô hình quản lý tòa nhà do chủ đầu tư tự thành lập
Hiện nay, thường trước khi bàn giao căn hộ hoặc mặt bằng cho khách hàng, chủ đầu tư sẽ tự thành lập ban quản lý và trực tiếp điều hành. Điều này là dễ hiểu khi đơn vị Chủ đầu tư là đơn vị hiểu rõ về tòa nhà hơn cả. Đơn vị này có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng cư dân và khách hàng ngay từ khi làm hợp đồng mua bán căn hộ hay thuê mặt bằng.
Mô hình quản lý này ban đầu sẽ được cư dân tán thành vì những quyền lợi hấp dẫn mà phía chủ đầu tư hứa hẹn. Tuy nhiên, sau khi việc mua bán, thuê đã hoàn thành, về lâu dài những mâu thuẫn về lợi ích giữa phía đơn vị Chủ đầu tư và cư dân dần xuất hiện.
Những xung đột lợi ích trực diện giữa chủ đầu tư – đồng thời là ban quản lý với cư dân đã làm lộ rõ những “khuyết điểm” của mô hình quản lý nhà chung cư này.
2. Ban quản trị tòa nhà thuê đơn vị quản lý tòa nhà chuyên nghiệp
Đối với mô hình quản lý tòa nhà này Ban quản trị tòa nhà sẽ thuê một đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp. Ban quản trị tòa nhà sẽ đưa ra những nhu cầu, dịch vụ và nghiệp vụ của tòa nhà và quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đáp ứng được các yêu cầu trên.
Đơn vị được lựa chọn phải là đơn vị đã có giấy phép vận hành quản lý tòa nhà, họ có nghĩa vụ phải phục vụ cộng đồng cư dân, đảm bảo không xảy ra xung đột về lợi ích với cộng đồng cư dân tại tòa nhà, chung cư đó. Đây là mô hình quản lý tòa nhà đang được áp dụng nhiều tại Việt Nam hiện nay, được các đơn vị Chủ đầu tư và Ban quản trị tòa nhà lựa chọn.
Hình ảnh minh họa
3. Ban quản trị tòa nhà tự quản lý và điều hành
Hiện nay, tại các tòa nhà, khu chung cư sau khi được đơn vị Chủ đầu tư bàn giao căn hộ, mặt bằng, cộng đồng cư dân sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu tra Ban quản trị tòa nhà. Ban này sẽ thay mặt cư dân lựa chọn và thuê dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà.
Mô hình quản lý tòa nhà không thực sự phổ biến vì không có tư cách pháp nhân nên bị hạn chế ở nhiều thủ tục. Nếu ban quản trị có đứng ra quản lý thì việc ký kết hợp đồng với công ty dịch vụ vẫn phải qua chủ đầu tư. Điều này khiến việc vận hành tòa nhà khó chuyên nghiệp và quy củ.
* Đâu là mô hình quản lý tòa nhà hiệu quả nhất?
Theo điều 5 của Luật Nhà ở 2014: “Việc quản lý vận hành nhà chung cư, tòa nhà văn phòng phải do các đơn vị có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện”. Theo đó, hình thức quản lý phổ biến, hiệu quả và trở thành xu hướng hiện nay là thuê dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp.
Trên thị trường thành phố Hải Phòng hiện nay, các đơn vị phát triển dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư hoạt động rất nhiều, Ty nhiên theo đánh giá của các chủ đầu tư thì Công ty LEXICO là đơn vị quản lý chung cư số 1 tại thành phố Hải Phòng giúp tối ưu hóa việc quản lý vận hành một cách chuyên nghiệp.
Theo Buildingcare.biz