MC: Theo TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư: thì do đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư ( CĐT) căng thẳng kéo dài? Cân bằng lợi ích và giải quyết cái căn nguyên mâu thuẫn tại chung cư nơi mình đang sinh sống ???
TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư:
Thứ nhất: Hầu hết các chủ đầu tư các tòa nhà tại TP… đều vi phạm trong các nội dung về hoàn thành bàn giao bìa đỏ cho cư dân đúng hạn theo hợp đồng, chưa chịu bàn quỹ bảo trì 2% khi chung cư đã thành lập cho Ban quản trị và chưa bàn giao diện tích khu chung- riêng và nhà sinh hoạt cộng đồng của cư dân theo Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định …về cho Ban quản trị để tiến hành quản lý vận hành chung cư.
Thứ hai: Bên cạnh những người mà hiểu rất là rõ cũng chấp nhận những cái ư điều khoản những cái điều kiện từ đầu đã đặt bút kí vô chung cư thì cũng còn nhiều người chưa hiểu biết. Đôi khi đưa ra những cái yêu cầu mà cũng gọi là vô lý quá đáng một chút. Và đòi hỏi những cái thứ mà không thể nào đáp ứng được.
Và thứ ba: thì khi mà nó xảy ra cái tranh chấp xảy ra những vướng mắc như vậy thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc luật pháp quy định rõ ràng rồi. Nhưng thường họ cũng không nhiệt tình họ cũng không tích cực để giải quyết đâm ra là đôi khi từ những cái nho nhỏ không giải quyết được thì nó trở thành những cái phức tạp những cái lớn.
Nhưng bao trùm cả ba cái đấy gốc rễ cốt lõi. Vấn đề quan trọng nhất tôi cho rằng rồi là pháp lý. Chủ đầu tư hay là chính quyền hay người dân cư dân thì cũng đều phải hành xử dựa vào quy định pháp luật. Pháp luật tôi cho rằng quá nhiều vấn đề. Từ cái chuyện là xây dựng cho đến quản lý đến nhiều cái thứ giải quyết tranh chấp thì đều việc dẫn đến câu chuyện là nó bế tắc và nó không những là không đặt ra được những quy định để giải quyết đơn giản dễ dàng nó cái đấy là có lẽ chúng ta cần phải quan tâm nhất để hoàn thiện hành lang pháp lý một vấn đề dễ nảy sinh tranh chấp nhất là sự không rõ ràng trong từng câu từ điều khoản của hợp đồng mua bán căn hộ có hợp đồng thì dài đến vài chục trang và rất khó hiểu.
Cuối cùng thì phần thiệt thòi vẫn thuộc về người dân. Vậy thì lỗi ở đây là do người dân chưa đọc kỹ hợp đồng hay là do cơ quan quản lý chưa sát sao trong cái việc mà thỏa thuận kinh tế giữa các bên nó cũng lại là vấn đề kí kết thỏa thuận giao dịch giữa đôi bên thì chắc chắn là thừa. Tôi cũng đã đi mua nhiều chung cư với quan điểm của tôi là phải tìm được cái đối tác tin cậy cái người mà chúng ta gửi gắm lòng tin vào vì một cái tài sản rất là lớn và chúng ta cuộc sống an toàn của chúng ta ở đấy còn cái việc mà hợp đồng ấy thì mặc dù hiểu biết pháp luật mặc dù mình rất quan tâm nhưng mình phải xác định rằng đấy là hợp đồng kí cho hàng trăm hàng nghìn người thậm chí là hợp đồng theo mẫu các cơ quan chức năng chấp nhận rồi thì rất khó yêu cầu đòi hỏi phải thay đổi cái này phải điều chỉnh cái kia.
Gần như nó là cái câu chuyện chấp nhận cả gói. Được cái này thì có thể mất cái kia. Được giá thì lại bị hạn chế quyền hay là được quyền này thì mất quyền kia. Cho nên là nếu mà nói như cái hợp đồng khác thì mới đặt ra vấn đề là có nghiên cứu kỹ không có quan tâm đến quyền lợi của mình hay không chứ còn đối với những cái hợp đồng mà ký với hàng trăm hàng nghìn người như thế này mà những người mua ấy là những người yếu thế những cái người phụ thuộc những người bị động thì dựa vào luật là chính.
Pháp luật phải can thiệp rất cụ thể rất chi tiết chứ nó không như những cái hợp đồng khác là do hai bên tự chịu trách nhiệm tự đàm phán tự giải quyết. Đây là những cái loại mang tính chất cộng đồng tính chất xã hội thì pháp luật quy định nhiều vấn đề bất cập. Tôi lấy ví dụ thế này thôi.
Việc mà quỹ bảo trì chung cư chẳng hạn là rất quan trọng. Vì số tiền rất lớn. Tôi ở hai chung cư thậm chí là có đến hai trăm tám mươi tỷ đến bốn trăm năm mươi tỷ. Thế nhưng pháp luật cho đến giờ phút này thậm chí ngay cái dự thảo trình quốc hội đang bàn bạc để thông qua này cũng không hợp lý trước đây quy định rằng là chủ đầu tư gửi vào ờ gửi tiết kiệm vào ngân hàng thì luật pháp ngân hàng không cho phép gửi tiết kiệm quy định đấy là bất hợp lý.
Hiện nay chúng ta lại quy định rằng gửi tài khoản không kỳ hạn lại sai một cách cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi. Cư dân vì sao gửi không kỳ hạn lãi suất không phẩy một không phẩy hai phần trăm một năm. Thế thì người ta sẽ mọi cách để trì hoãn. Cái khoản chênh lệch như thế. Cái lợi ích từ cái số tiền gửi lớn như thế thì ai sẽ được hưởng.
Thay vì chúng ta chỉ quy định là gửi ngân hàng và theo thỏa thuận thì có thể lãi suất lên đến năm bảy phần trăm chẳng hạn. Thế rồi cái chuyện mà cưỡng chế quỹ hay là nhiều cái thứ khác ấy thì cuối cùng quyết định phải có cả nhưng không thực hiện được. Vâng là rất khó thực hiện thì bất lợi thường là sẽ về phía dân cư vì cái chủ đầu tư là cái người người ta quản lý người ta quyết định thậm chí như câu chuyện dẫn dắt ban đầu cắt điện cắt nước.
Mặc dù không đúng pháp luật nhưng quy định cũng không có cũng không rõ. Có những việc tranh chấp quy định rất rõ trong luật. Ví dụ như là cái quỹ bảo trì hai phần trăm có trong luật rồi phải không ạ? Vấn đề thực thi như nào? Hiện nay thì tại Hà Nội cũng đang có hàng chục chung cư đang xảy ra trong tranh chấp.
Có chung cư thì việc tranh chấp thậm chí là kéo dài nhiều năm. Mà chưa phân định được là bên nào đúng, bên nào sai. Về vấn đề này thì ờ mời luật sư Trương Thanh Đức cùng quý vị thính giả. Cùng theo dõi một phản ánh do nhóm phóng viên thời sự vừa thực hiện tại chung cư … thuộc phường…. quận ….
MC: Gần một tuần nay người dân đang sinh sống tại chung cư … liên tục căng băng rôn tập trung dưới sảnh tòa nhà để gây áp lực. Buộc chủ đầu tư phải bàn giao hơn hai mươi tỷ đồng tiền quỹ bảo trì chung cư cho ban quản trị. Đồng thời đề nghị phân định rõ quyền sử dụng tầng hầm B hai nơi mà chủ đầu tư cho rằng không gian đó thuộc quyền sở hữu của mình.
Còn cư dân trong tòa nhà thì cho rằng đó là không gian chung. Chúng tôi chỉ yêu cầu là chủ đầu tư phải thanh toán và trả toàn bộ hai phần trăm quỹ bảo trì ban quản trị chúng tôi cùng cư dân chúng tôi có cái tiền đó để chúng tôi tu sửa để các trang thiết bị ở trong tòa nhà chúng tôi sáu năm nay xuống cấp.
An toàn trong tòa nhà như là phòng cháy chữa cháy thì gần như là bỏ bê. Cụ thể là đã có một vụ cháy ở tầng …B lúc xảy ra đám cháy thì là cư dân mất điện thì tự phát hiện chứ còn hệ thống cảnh báo tê liệt không báo và quạt hút gió không bật. Trong khi là hành lang là kín mít khói.
Cư dân về ở sáu năm rồi nhưng mà chưa có một lần nào sơn sửa bảo trì bảo chiếc gì cả ý kiến rất nhiều nhưng mà chủ đầu tư coi như là không nghe thấy không biết không trả lời không hợp tác. Việc tranh chấp lên đến cao trào khi chủ đầu tư cho đỗ nhiều xe ô tô trước cửa ra vào hầm để xe để khẳng định chủ quyền của mình còn người dân thì tập trung đông người để phản đối.
Đơn thư khiếu nại kêu cứ cũng đã được gửi đi khắp nơi. Đến cả thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Với chức năng của mình. Chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng túc trực suốt ngày đêm để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể phát sinh trong quá trình tranh chấp. Ông Ngô Mạnh Cường phó chủ tịch phụ trách ủy ban nhân dân phường Vĩnh Hưng quận Hoàng Mai cho biết.
Phần tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư mà liên quan đến kinh tế tài chính và phần diện tích riêng sử dụng chung riêng mà không giải quyết được bằng cái nội dung thống nhất giữa hai bên thì ờ ủy ban nhân dân phường cũng đề nghị là chủ đầu tư và ban quản trị nên khởi kiện ra tòa.
Để cho nó rõ phần nào bởi vì đấy nó liên quan đến tài chính liên quan đến mua bán giữa hai bên. Khi mà có cái phán quyết của tòa án thì như thế thì chính quyền địa phương cũng rất rõ để chỉ đạo nó tốt hơn.
MC: Thưa TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư:ông có bình luận gì sau khi theo dõi phản ánh thực tế ở chung cư … có lẽ đây là một trong những vụ việc nó điển hình cái tính chất tranh chấp cái cái mức độ tranh chấp thì nó cũng giống như rất nhiều cái vụ đã xảy ra mà cho đến giờ phút này thì cũng gần như vẫn cứ bế tắc ở cái cách thức giải quyết thế thì nếu mà nói về sòng phẳng ra nói đúng pháp luật ra thì những cái tranh chấp là các bên phải sử dụng cơ chế pháp luật cơ chế tòa án, thế nhưng chúng ta phải hình dung rằng người dân có tin tưởng và có thấy rằng là giải quyết ở tòa án là có hiệu quả có tác dụng hay không? Ngay như MC dẫn trước đây đã nói đấy.
TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư:
Tranh chấp kéo dài rất nhiều năm còn không phân biệt được đúng sai thế nào? Vậy thì ra tòa liệu cái khả năng thắng thua thế nào? Nhưng quan trọng hơn là gì? Rất lâu, rất khó để giải quyết. Trong lúc đấy, ai là cái người nắm vấn đề thực tế, à diện tích, để xe thế nào, điện nước ra làm sao, an ninh thế nào, người ta khống chế, người ta gây khó thì người dân sẽ mòn mỏi chờ đợi và như vậy thì trước khi có một cái bản án thì đã thua. Cho nên là rất là ngại. Cái chuyện ra tòa. Có một thực tế là ở hầu hết các chung cư xảy ra tranh chấp. Thì có nguyên nhân là do chủ đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng này về pháp luật kinh doanh nhà ở rồi kinh doanh bất động sản rồi luật phòng cháy chữa cháy vv...
MC: Vậy vì sao mà những vi phạm này lại phổ biến như vậy trong khi có nhiều cơ quan giám sát trong quá trình xây dựng công trình. Từ khi xây dựng cho đến khi đưa vào sử dụng. Đầu tiên chúng ta phải nói rằng pháp luật chúng ta có đầy đủ hết cả rồi. Điều kiện tiêu chuẩn nghiệm thu vân vân nhưng cuối cùng kết quả là vẫn cứ bỏ lọt vẫn cứ vi phạm.
Nếu những cái vi phạm của tư nhân hay của những cái nội bộ doanh nghiệp nào đấy thì còn có thể dễ dàng lý giải chấp nhận được. Còn những cái vi phạm nó liên quan đến. Sức khỏe tính mạng, đến cộng đồng đông đảo như vậy. Mà vẫn cứ xảy ra hằng ngày. Thì lại quay trở lại câu chuyện là pháp luật quy định thế nào mà để vi phạm vào vi phạm rồi mà không xử lý được.
Và cái gốc thì vẫn là chủ đầu tư. Họ bất chấp, họ vì cái lợi ích họ làm ngang, làm tắt, làm sai, làm trái để mang lại lợi ích cho họ. Nếu như pháp luật thực sự không nghiêm minh nếu như thực sự mà cơ quan giải quyết tranh chấp chính quyền hay cơ quan pháp luật mà không can thiệp thì họ sẽ tìm mọi cách vi phạm và họ sẽ kéo dài cái vi phạm ấy.
Mà các CĐT không bị trừng phạt nghiêm minh theo pháp luật. Mà lợi ích của họ lại cao hơn, lại lớn hơn, lợi ích cái bị xử phạt hoặc những cái bị trừng trị của pháp luật không đủ sức dăn đe được thì...họ sẵn sàng làm mọi cách như: thế chấp bìa của cư dân vào ngân hàng, không trả tiền phí bảo trì 2%...vì họ cần tiền sử dụng vào việc kinh doanh khác…. Và họ có lãi, có số dư hàng tháng phát sinh tại các ngân hàng, họ tận dụng và sử dụng nguồn vốn đó vào các mục đích khác của CĐT. Việc càng kéo dài thì họ càng được lợi, nên họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn kéo dài… Nếu Cơ quan pháp luật nhà nước chưa vào cuộc thật sự và BQT, Cư dân chưa đấu tranh hết khả năng việc đòi hỏi quyền lợi theo đúng pháp luật quy định.
Tâm lý hay là thực tế nó sẽ là câu chuyện đánh đổi. Họ sẽ luôn luôn là chấp hành luôn luôn là không muốn tuân thủ. TS có thể phân tích thêm về cái vai trò cái trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Khi mà xảy ra cái tranh chấp và phân xử đấy như đồng chí phó chủ tịch phụ trách phường … nói chung có phán quyết của tòa rồi thì chúng tôi dễ giải quyết chứ tranh chấp dân sự về kinh tế thì rất khó giải quyết ạ. Nếu như mà có phân quyết của tòa thì thực ra cũng chẳng cần vai trò của chính quyền địa phương vì phán quyết của tòa ra là tất cả mọi mọi cơ quan nhà nước cho đến các cái bên liên quan là phải thi hành.
Thậm chí nếu không thi hành thì còn có thể phạm cái tội không thi hành án. Và cơ quan thi hành án, cơ quan chức năng họ sẽ phải làm cái việc đấy. Thế còn đây là vấn đề của xã hội, vấn đề của cư dân của nhiều người thì. Với thực sự là vai trò của chính quyền, không những là làm đúng quy định của pháp luật mà còn phải cao hơn là làm cho cái địa bàn của mình nó ổn định, nó trật tự, ờ cuộc sống nó tốt đẹp, an ninh rồi mọi thứ nó đảm bảo thì đấy mới là cái vai trò thực sự của chính quyền.
Thế thì những cái việc mà luật quyết định rất rõ rồi. Liên quan đến cư dân rồi vai trò chính quyền làm gì? Thậm chí là phải tham gia ban quản trị rồi phê duyệt rồi quản lý từ hộ khẩu cho đến tất cả mọi thứ trên địa bàn. Mà lại nói như vậy. Dân cũng không biết trông chờ cậy vào đâu cũng nữa.
Việc giải quyết ơ các cái vấn đề tranh chấp nhất thiết phải dựa trên các cái quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo một cái con số thống kê mới đây thì có hàng nghìn vụ tranh chấp chung cư nhưng mà cái số vụ mà để đưa ra để đưa ra tòa đấy. Hầu như là chưa có cái vụ nào.
Thì theo TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư thì như vậy thì đây có phải là một cái kém văn minh trong cái việc tranh chấp ở các chung cư tại các đô thị lớn hiện nay không? đưa ra tòa thì đúng là cái việc cuối cùng phải làm. Thế nhưng kể cả tranh chấp kinh doanh thương mại hay bất cứ tranh chấp nào mà thương lượng mà hòa giải mà giải quyết được.
Không phải ra toà thì tốt nhất. Thậm chí ra tòa rồi thì pháp luật cũng đều quy định là đều phải qua nhiều lần hòa giải. Tòa cũng hướng tới cái việc các bên hòa giải với nhau. Thế thì đây là cái việc nó không đơn thuần là tranh chấp. Xong là thôi hai bên không nói chuyện với nhau nữa. Cắt đứt mối quan hệ mà nó vẫn là phải chung sống và nó vẫn là đời đời tiếp tiếp với nhau thì tôi nghĩ rằng là cái cuối cùng không thể làm gì được thì mới phải ra tòa thôi.
Thế nhưng quan trọng hơn là ra tòa mà cảm thấy là không yên tâm, cảm thấy là rất là khó xử lý và nó rất là lâu. Trước cái việc tranh chấp là cầu thang có đảm bảo an toàn không? Phòng cháy chữa cháy liệu nó xảy ra cái gì thì tính mạng của mình thế nào rồi, an ninh, điện nước, vv...
Mà lại đợi một vài năm nữa không biết giải quyết thế nào? Thì tự khắc mọi người sẽ làm theo cái cách của mình là. Căng băng rôn, khẩu hiệu, rồi đơn từ đi khắp nơi rồi.
Biểu tình hay là phản ứng, thậm chí là đôi khi là kể cả trái luật, nhưng ta phải hiểu rằng là cái tâm lý của người dân, cái số đông bà con như vậy thì phải thông cảm, phải hiểu cho người ta và quan trọng nhất là trước cái tình huống như thế, nó không phải là một vài chung cư, nó không phải một vài năm mà nó rất nhiều chung cư và rất nhiều năm rồi, thì các cơ quan nhà nước phải làm cái cách gì đấy, phải hoàn thiện pháp luật và phải chú tâm đến để xử lý, chứ nếu không tôi cho rằng là không thể nói rằng là đưa ra tòa xử lý, chúng ta phải giải quyết.
Giải quyết trước khi cái tranh chấp xảy ra, tranh chấp xảy ra rồi, phải nhanh chóng dập tắt, nhanh chóng, để bảo đảm cái quyền lợi chính đáng, hợp pháp, hợp lý nhất của người dân. Đấy là một cái lực lượng cái đội ngũ mà chúng ta cần phải bảo vệ, chứ còn đâu cái phía chủ đầu tư thì người ta là chuyên nghiệp, là hiểu biết pháp luật, là có nhiều tiền người ta tự bảo vệ dù pháp luật công bằng bảo vệ hai bên nhưng rõ ràng thực tế là bao giờ cũng thấy người tiêu dùng số đông hay người dân hay là những cái vấn đề liên quan đến xã hội là pháp luật cũng như là các cơ quan chức năng luôn luôn phải quan tâm luôn luôn phải chú ý để bảo vệ.
Vâng có thể thấy là có rất nhiều cái nội dung liên quan đến tranh chấp tuy nhiên ấy thì cái tranh chấp cơ bản là liên quan đến việc thực thi các cái trách nhiệm của các bên. Cái thứ hai nữa là việc mà cái quỹ bảo trì hai phần trăm đấy rất lớn. Thường là chủ đầu tư chiếm dụng thời gian rất dài.
Cái câu chuyện cũng lại cần phải bàn ở chỗ là sử dụng khi mà kể cả bàn giao cho cái ban quản trị rồi nhưng mà những người ban trong ban quản trị là đều là do dân tự bỏ ra. Cái việc sử dụng như này thì lại là một cái vấn đề mà. Cần phải có cái sự quy định cho nó rõ hơn phải không ạ? Cái quỹ bảo trì rồi những cái vấn đề về quản lý chung cư ấy thì tôi cho rằng là cần phải quy định rất rõ rất cụ thể.
Để mà cứ dựa vào đấy là làm thế này chứ chúng ta đừng có bảo rằng theo thỏa thuận theo quy định giữa bên này bên kia là vấn đề nó sẽ bế tắc chẳng hạn như quỹ bảo trì như tôi đề vừa đề cập ấy phải quy định rằng gửi vào tài khoản ngân hàng và ngân hàng phải phong tỏa và có cơ quan chức năng giám sát cái chuyện đấy.
Để mà cứ dựa vào đấy là làm thế này chứ chúng ta đừng có bảo rằng theo thỏa thuận theo quy định giữa bên này bên kia là vấn đề nó sẽ bế tắc chẳng hạn như quỹ bảo trì như tôi đề vừa đề cập ấy phải quy định rằng gửi vào tài khoản ngân hàng và ngân hàng phải phong tỏa và có cơ quan chức năng giám sát cái chuyện đấy.
Để mà cứ dựa vào đấy là làm thế này chứ chúng ta đừng có bảo rằng theo thỏa thuận theo quy định giữa bên này bên kia là vấn đề nó sẽ bế tắc chẳng hạn như quỹ bảo trì 2% như tôi đề vừa đề cập ấy phải quy định rằng gửi vào tài khoản ngân hàng và ngân hàng phải phong tỏa và có cơ quan chức năng giám sát cái chuyện đấy.
Một tập thể như này phải là pháp nhân. Cả chung cư là một pháp nhân giống như hợp tác xã. Còn ban quản trị giống như là hội đồng quản trị hợp tác xã. Nhưng bên cạnh cái việc quy định như hợp tác xã thì chúng ta phải có một cơ chế nhà nước can thiệp để bảo vệ quyền lợi của dân. Chứ nếu chỉ quy định như cũ thì ban quản trị là người dân không chuyên nghiệp không có cái mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp ấy thì cái rủi ro là người dân chịu.
Chứ không phải là như rủi ro là nhà đầu tư chịu. Tất cả những cái cụ thể như vậy. Rồi đến cơ chế giải quyết chúng ta cũng lại phải có hướng dẫn cụ thể như thế nào? Ai nộp đơn đại diện ra sao và tinh thần cái mục tiêu của giải quyết là như thế nào? Chứ nếu mà chúng ta cứ coi như những vụ tranh chấp bình thường ý, cư dân sẽ không sử dụng tòa án và tòa án sẽ không giải quyết được quyền lợi cho bây giờ.
MC: Vâng. Xin cảm ơn cái gốc thì vẫn cái chủ đầu tư. Họ bất chấp họ vì cái lợi ích họ làm ngang làm tắt làm sai làm trái để mang lại lợi ích cho họ. Nếu như pháp luật thực sự không nghiêm minh nếu như thực sự mà cơ quan giải quyết tranh chấp chính quyền hay cơ quan pháp luật mà không can thiệp thì họ sẽ tìm mọi cách vi phạm và họ sẽ kéo dài cái vi phạm đấy.
Thưa quý vị và các bạn. Như vậy là các tranh chấp thường là xuất phát từ việc mà những yêu cầu của cư dân không được đáp ứng. Chính sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư là nguyên nhân ban đầu dẫn đến mâu thuẫn. Xong cũng phải kể đến sự à thiếu xây dựng của một số dân.
Khi có những vấn đề phát sinh. Nhiều cư dân thường không có thói quen ngồi lại với chủ đầu tư để bàn bạc. Ngược lại lại tự ý có những phản ứng tiêu cực một chiều. Ở một số nơi thì chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể chưa thực hiện đúng cái chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý hành chính. Và giải quyết các vấn đề liên quan.
MC: Có 2 câu hỏi :
1. Làm thế nào để các CĐT chung cư không còn tình trạng nợ bìa, nợ quỹ bảo trì 2%…và không còn tình trạng nêu ở trên…
2. Theo TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư giải pháp nào để người dân có thể tìm mua căn hộ chung cư mà không có những câu chuyên, tình trạng như trên xảy ra….?
TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư:
1. Như chúng ta đã biết, chúng ta có các Luật, Thông tư, Nghị định … tại địa phương các Sở ban ngành chuyên ngành, thanh tra… cần vào cuộc mạnh mẽ ngay từ đầu. Hiện nay TP chúng ta đang xây dựng rất nhiều chung cư cao tầng và các chung cư thu nhập thấp…. chúng ta nên thành lập Tổ theo dõi các công trình cao tầng… và tổ này báo cáo lên UBND TP hàng tháng về các cam kết của chủ đầu tư với các cơ quan nhà nước và cam kết với người mua chung cư theo đúng tiến độ. Những Chủ đầu tư yếu kém chúng ta không cho phát triển thêm các dự án chung cư mới tại địa phương…
Thường xuyên tuyên truyên trên các kênh thông tin truyền thông - đài phát thanh FM và truyền hình Hải Phòng cho người dân về các nội dung hiểu biết về các tiêu chí lựa chọn chung cư, các quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng chung cư và cách tiếp cận thông tin của các chủ đầu tư.
Nếu chúng ta không giải quyết các vấn đề nêu trên. Việc kiện tụng và mất an ninh trật tự và mất lòng tin của người dân khi mua và sử dụng chung cư… ngày càng lớn dần lên…
2. Theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta trước khi tìm hiểu mua căn hộ chung cư thì chúng nên tìm hiểu kỹ các dự án chung cư và tìm chủ đầu tư có uy tín trên thị trường BĐS, Chủ đầu tư có tài chính vững bền và Chủ đầu tư có tâm và làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao với cộng đồng…
MC: Mong rằng những chia sẻ của TS Chuyên gia quản lý BĐS Chung cư:… sẽ giúp quý vị có thêm thông tin. Để có thể đưa ra nói chung cân bằng lợi ích và giải quyết cái căn nguyên mâu thuẫn tại chung cư nơi mình đang sinh sống. Tới đây thì chúng tôi cũng xin được kết thúc câu chuyện hôm nay.